Tỷ giá ngoại tệ
Xử lý nước thải ngành sản xuất bia là một trong các hệ thống được ứng dụng và ngày càng xây dựng và mở rộng nhiều hơn trong mấy năm trở lại đây. Với hệ thống này sẽ đảm bảo giúp các đơn vị sản xuất bia không lo lắng về vấn đề nước thải khi sản xuất đưa ra môi trường quy phạm quy định ban hành.
Đặc trưng nước thải sản xuất bia
Nước thải ngành sản xuất bia hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng rất cao khi mà nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao hơn sao với trước đây đã dẫn đến hàng loạt các công ty chuyên ngành bia được ra đời và mở rộng. Chính vì mở ra nhiều như vậy nên cần phải có hệ thống xử lý nước thải ngành sản xuất bia để có thể bảo đảm việc sản xuất của doanh nghiệp bạn đúng quy định cũng như là bảo đảm nguồn nước sau khi sản xuất đưa ra môi trường tiếp nhận đúng quy định của chính phủ ban hành không bị ô nhiễm.
Nước thải ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát nói chung, và ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng có lượng nước thải phát sinh cao, TSS cao, COD, BOD,Nito, Photpho cao…….., đồng thời, do trong nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng nên lượng vi khuẩn trong nước thải cao. Nếu xử lý nước thải ngành sản xuất bia không hiệu quả mà xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật thủy sinh và các thành phần môi trường khác (như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí).
Công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất bia
Xử lý nước thải ngành sản xuất bia theo công nghệ như sau:
- Hố thu gom:
+ Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất được thu gom theo đường thu gom bố trí trong nhà máy và được dẫn về hố thu gom để tập trung nước thải trước khi được bơm về khu vực trạm xử lý nước thải. Tại hố thu gom có bố trí song chắn rác thô, mục đích của việc sử dụng song chắn rác thô để loại bỏ các chất rắn, cặn bả có kích thước lớn trong nước thải như bả bia, bả hèm, bả malt….
+ Nước từ hố thu gom được bơm về bể điều hòa. Do trong nước thải, thành phần chất lơ lửng rất nhiều nên trước khi được dẫn vào bể điều hòa, nước thải được dẫn qua song chắn rác tinh (hoặc thiết bị lược rác tinh) để loại bỏ phần lớn các chất lơ lửng trong nước thải ra ngoài. Phần rác thải bỏ được thu gom và đem xử lý. Nước thải sau khi được loại bỏ các chất lơ lửng được dẫn vào bể điều hòa.
- Bể điều hòa:
+ Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao.
+ Để tránh lắng cặn tại bể điều hòa, máy khuấy trộn được lắp đặt- bố trí trong bể để tạo độ xáo trộn nước thải trong bể, đồng thời ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi được bơm dẫn sang các công trình xử lý tiếp theo.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.
- Bể sinh học kỵ khí
Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.
- Bể sinh học từng mẻ (SBR)
+Nước thải sau quá trình xử lý tại bể sinh học kỵ khí đã được giảm bớt BOD, COD, tuy nhiên vẫn chưa đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép, nên phải tiếp tục xử lý bằng các công đoạn xử lý tiếp theo.
+ Bể SBR (Sequencing Batch Reactor), là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình xử lý sinh học từng mẻ liên tục.
+ Chu kỳ hoạt động của bể với 5 pha được tiến hành như sau:
Nước thải sau quá trình xử lý sinh học và quá trình lắng tại bể SBR, phần nước trong phía trên bể SBR được thu hút nước ra ngoài bằng hệ thống thu nước tầng mặt. phần bùn trong bể (phần sinh khối vi sinh) sẽ tiếp tục được sử dụng trong quá trình xử lý. Trong trường hợp bùn dư nhiều, phần bùn dư sẽ được thải bỏ bớt.
- Bể Khử trùng
Phần nước trong sau quá trình xử lý tại bể SBR được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2010/BTNMT, Cột B.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất bia
Khi thực hiện công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất bia có các ưu điểm như sau:
+ Hiệu quả xử lý nước thải cao
+ Chi phí vận hành thấp
+ Dễ dàng trong công tác quản lý, vận hành hệ thống xử lý.
Cùng với một số ưu điểm chi tiết khác
CÔNG TY TNHH MTV TM - DV - KỸ THUẬT AN ĐỊNH
VPGD: 73 Đường số 3, khu dân cư T30, Ấp 5, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Tel: 089 810 1800 - Fax: 028 6263 0902
Website: www.andinhtech.com / www.autodoorvn.com
Hotline